Kinh nghiệm và những điều cần biết khi muốn build PC

(Cập nhật: 11/30/2021 8:57:50 AM)

Bạn muốn trải nghiệm được những tựa game đỉnh cao nhưng lại bị “gò bó” trong cấu hình hạn hẹp của một chiếc laptop, hãy tự build cho mình dàn PC đủ mạnh để thỏa mãn niềm đam mê chơi game của mình.

  • Tự build cấu hình PC sẽ tiết kiệm được chi phí
  • Sở hữu PC theo phong cách và sở thích riêng của bạn
  • Cảm giác “phê” không thể tả khi chơi bằng PC của mình (Bạn thoát khỏi thế giới của một kẻ “gà mờ”, dấn thân vào con đường “chuyên nghiệp”).
  • Niềm vui không ai có (Bạn phải nghiên cứu nhiều và “giác ngộ” bản thân)

Build PC cần những gì?

Bạn cần lựa chọn các linh kiện phù hợp với cấu hình mà mình muốn, kiểm tra tính tương thích giữa các thành phần, xem chúng có bị xung đột hay không, quá trình này sẽ tiêu tốn khá nhiều thời gian của bạn. Để đảm bảo lắp ráp máy tính mới một cách an toàn nhất, bạn nên chọn mua các linh kiện được sản xuất bởi các hãng uy tín, có chế độ bảo hành tốt, đồng thời tìm hiểu về thông tin linh kiện, đọc kỹ các tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi lắp đặt.

1. Chi phí và khả năng nâng cấp PC 

Thiết kế, hiệu suất của chiếc PC chơi game phụ thuộc chủ yếu vào chi phí và sở thích cá nhân của người dùng. Trên thực tế, ngân sách của bạn phải chính là yếu tố quyết định hàng đầu khi build PC. Bạn có thể tìm đến những cửa hàng, đại lý hoặc những website bán phần cứng máy tính PC uy tín để có thể mua linh kiện với mức giá tốt nhất.

2. CPU (Bộ xử lý trung tâm)

Với CPU, sẽ có vài thông tin quan trọng luôn luôn phải để ý đến, và cũng một trong những thước đo đánh giá xem PC của bạn chạy có mạnh và hiệu quả hay không:

  • Core: CPU hiện nay trên thị trường có thể tạm chia ra làm 4 loại phổ biến: 2 nhân, 4 nhân, 6 nhân, 8 nhân (Tất nhiên là số nhân càng cao thì CPU càng mạnh nhưng điều đó chỉ đúng khi bạn so sánh các CPU cùng dòng). Hơn nữa, với số nhân càng cao hiệu suất làm việc đạt được cũng theo đó mà tăng lên, Nhưng theo chúng tôi, với Intel (chip phổ biến và khuyên dùng) thì chỉ cần chip 4 nhân là có thể học hành, giải trí thoải mái không lo nghĩ rồi.
  • Xung nhịp: Tất nhiên là xung nhịp càng cao thì vòng xoay làm việc của máy tính càng tốt rồi. (Ví dụ Pentium 4 3,0 GHz đương nhiên kém hơn rất nhiều so với chip i3 1,7 GHz. Lý do là vì chip i3 có số nhân nhiều hơn). Tiện đây cũng lưu ý thêm với các bạn một chút về số nhân, mỗi nhân có thể coi như có riêng 1 xung nhịp, (ví dụ chip 2 cores 2 GHz thì mỗi nhân hoạt động đều có xung nhịp là 2 GHz). Nhưng điều này cũng không hoàn toàn có nghĩa là máy có xung nhịp cao và nhiều core thì sẽ chạy tốt các phần mềm. Nhiều phần mềm hiện nay vẫn được thiết kế để chạy đơn luồng (single-threaded) nên nó chỉ tập trung vào 1 core của máy tính, dẫn đến hiệu suất chạy không tốt.
  • Cache (Bộ nhớ đệm): Đây là phần thứ 3 nên được quan tâm mỗi khi bạn lựa chọn 1 chip nào đó. Hiện nay, các loại chip đều phổ biến với cache có thể từ 3MB – 8MB. Khi mua chip cũng không nên chọn những model có cache quá thấp (dưới 3MB), nên chọn tầm 6MB là ổn rồi.

     >>> Xem ngay: Địa chỉ lắp ráp máy tính chơi game uy tín

3. Mainboard

Sau khi chọn được chip ta tiếp tục chọn đến mainboard. Điều này rất tiện việc nâng cấp máy sau này:

   

  • Chipset: Chipset là phần quan trọng bậc nhất trong mainboard. Giải thích đơn giản thì để CPU, RAM, VGA hay các thiết bị ngoại vi khác truyền dữ liệu thông suốt với nhau thì phải thông qua chipset. Không chỉ vậy, chipset còn hỗ trợ các chức năng khác như: Tích hợp card đồ hoạ, âm thanh hay cổng USB 3.0… Và điều quan trọng cuối cùng khi lựa chọn chipset là bạn phải xem xét xem nó có hỗ trợ CPU mà bạn đã lựa chọn không.
  • Socket: Mỗi mainboard thường sẽ hỗ trợ cho một số loại chip với cổng cắm nhất định (Ví dụ như hiện nay, các chip của Intel đa số chia làm 4 loại socket: LGA2011, LGA1155, LGA1150, LGA1151. Trong 4 loại này thì LGA1150 và LGA1151 là đời mới nhất) nên nếu bạn muốn build PC ngay bây giờ thì nên chọn 1 trong 2 loại này. Còn với AMD thì hiện giờ sử dụng cổng AM3+ và AM4 là tốt nhất.
  • RAM: Các loại bộ nhớ RAM được sử dụng trên bo mạch chủ hầu hết đã bao gồm chuẩn ng nghệ, tốc độ bus hay số khe cắm cho phép rồi.

4. VGA (Card đồ họa)

Card đồ hoạ thực chất là thứ có nhiều điều đáng nói nhất nhưng với những ai chơi game hay bắt đầu tập tành build PC thì chắc chắn là đã tìm hiểu nhiều về vấn đề này rồi.

Hiện nay, 2 card đồ hoạ mới nhất của GTX là 1080 và 1070 với sức mạnh thuộc hàng “quái vật” đều đã được ra mắt, còn đối thủ của Nvidia là AMD thì sở hữu cho mình card RX480 với sức mạnh “tiệm cận” GTX 1070 nhưng giá rẻ gần 1 nửa. Lưu ý thêm là khi chọn card đồ hoạ thì cũng vẫn cần nghía qua xem main có khe cắm tương thích không đấy nhé.

5. PSU (Bộ nguồn điện)

Bộ Nguồn Máy tính PSU hay Power Supply hay bộ nguồn điện là trái tim của máy tính.

  • ng suấtng suất phải đáp ứng đủ hiệu suất chạy của các linh kiện, ngốn nhất là card đồ hoạ và ngốn tiếp theo là chip. Khi chọn Chip và VGA thì bạn nên xem hiệu năng cần dùng đến là bao nhiêu, càng tiết kiệm điện thì giá cả mà bạn phải bỏ vào PSU cũng càng rẻ thôi. Chúng tôi, gợi ý là tầm 500W trở lên với các máy build chơi game dùng card đồ hoạ tầm trung, và tầm 600W trở lên nếu sử dụng các dòng card cao cấp, hoạt động nhiều.
  • Thương hiệu: Thương hiệu và các chứng chỉ cho bộ nguồn cũng quan trọng không kém sau khi nhìn qua ng suất. Để có trái tim khoẻ mạnh, bạn cần biết là trái tim này có xịn không. Khi chọn PSU bạn hãy để ý đến chứng chỉ 80 Plus của nguồn. Chứng chỉ này kiểm tra xem bộ nguồn của bạn có đạt 80% hoặc hơn khi sử dụng ở mức 10, 20, 50 và 100% hiệu suất của nó. Sẽ có 5 mức được cấp theo chứng chỉ này, bao gồm: Bronze, Silver, Gold, Platinum, Titanium. Nhìn chung một khi đã nhận được chứng chỉ này thì dùng Bronze cũng là khá đủ và vừa với túi tiền của bạn rồi. Thêm nữa, bạn cũng nên điểm danh qua 1 vài hãng sản xuất psu uy tín như: Acbel, Cooler Master,  Seasonic, Thermaltek…

6. RAM

Thường thì khi build PC chơi game các bạn có thể lựa chọn giữa 8GB và 16GB. Thực ra, vì RAM cũng dễ nâng cấp nên lúc đầu cứ cắm 1 thanh 8GB là được. Điều quan trọng là bạn phải xem xét xem DDR của RAM và hỗ trợ trên mainboard có tương thích với nhau không (ví dụ phải cùng là DDR4 và tần số hoạt động của RAM nhỏ hơn hoặc bằng tần số hỗ trợ trên main). Hiện nay DDR4 là tốt nhất và mới nhất, thậm chí còn rẻ hơn cả DDR3 nữa nên chúng tôi rất rất khuyên dùng loại này.

 

7. Một số chi tiết khác

  • Case (Vỏ máy): Phần ít quan trọng nhất nhưng là phần đẹp đẽ nhất vì người ngoài nhìn vào đương nhiên là nhìn cái vỏ của nó đầu tiên rồi. Đầu tiên là kích cỡ, có 5 loại kích cỡ cho vỏ case tuỳ thuộc vào các linh kiện, kích cỡ main, chiều dài card đồ hoạ mà tuỳ bạn chọn sao cho phù hợp. Đơn giản nhất là bạn nhờ người bán hàng tư vấn để phù hợp với mục đích cá nhân. Thứ hai, quan trọng không kém là chọn vỏ case sao cho khả năng thoát nhiệt cùng không gian để lắp quạt tản nhiệt “gầm cao máy thoáng” là nuột.
  • Những điều cần chú ý về vấn đề thoát nhiệt cho case là vị trí cắm quạt tản nhiệt, ở phía trên, phía sau, phía trước và cũng đừng để những vị trí này bị vướng với các đồ khác.

  • Cooler (tản nhiệt): Bất kỳ PC hay máy tính chơi game cao cấp nào khi thực hiện các tác vụ nặng cũng sẽ tạo ra rất nhiều nhiệt. Một số CPU trang bị đi kèm với quạt tản nhiệt nhưng một số lại không có. Do đó, bạn cần phải trang bị hệ thống làm mát bên thứ ba. Ở đây mình sẽ không lưu ý gì thêm về chỉ số hay hiệu năng gì của quạt tản nhiệt nhưng xin đưa ra một vài hãng sản xuất uy tín mà bạn có thể mua như: Cooler Master, Deep Cool… Và bạn cũng nên tháo vỏ case ra để quét, lau bụi định kì nhé bởi máy tính bàn rất dễ bị bám bụi mà bám bụi nhiều quá có khi kẹt luôn quạt đấy không đùa được đâu.

  • HDD/ SSD (Ổ cứng lưu trữ): Chọn lựa ổ cứng (HDD) hay ổ quang (SSD) luôn là mối bận tâm hàng đầu mỗi khi bước đến phần này. Mỗi loại ổ cứng đều có ưu nhược điểm riêng của nó. SSD sử dụng bộ nhớ flash với tốc độ đọc ghi nhanh hơn HDD rất nhiều, bù lại giá cả của SSD là rất cao. Còn HDD tuy tốc độ không sánh bằng với HDD nhưng với bộ nhớ của nó chứa nhiều dung lượng hơn và giá thành cũng vừa túi tiền nữa. Vì vậy, các bạn nên cân nhắc việc mua ổ cứng sao cho vừa túi tiền và phù hợp với mục đích sử dụng.

  • Gaming gear: Sở thích cá nhân là yếu tố chính cần xem xét khi mua sắm gaming gear. Gaming gear bao gồm tai nghe, bàn phím, chuột… đối với những bạn muốn tạo sự nổi bật cho chiếc PC của mình sẽ bổ sung các tính năng như thêm phím bấm chuyên dụng, tùy chỉnh bằng phần mềm và hệ thống đèn nền backlit đầy màu sắc.

Trên đây là bài giới thiệu về những kiến thức cơ bản và tóm gọn lại để những ai chưa biết nhiều về phần cứng và các lưu ý khi build case có thể dễ dàng nắm bắt. Chúc các bạn build cho mình 1 dàn PC hoàn chỉnh nhé!

Tin tức khác

Bài viết nhiều người xem nhất

Bài viết mới nhất

Review công nghệ

Thiết kế © 2018 Bản quyền Chợ Công Nghệ
Gọi mua hàng